M&A WATCHING [TUẦN 12/08 – 16/08]: DUE DILIGENCE LÀ GÌ?

M&A WATCHING [TUẦN 12/08 – 16/08]: DUE DILIGENCE LÀ GÌ?

M&A Watching (Tuần 12/08-16/08/2024): Tiếp cận về Due Diligence và vai trò của Due Diligence trong hoạt động M&A

Trong bài viết đầu tiên trong chuỗi bài chia sẻ của chúng tôi về hoạt động Mua bán & Sáp nhập (M&A) cũng như hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Due Diligence là gì và có vai trò như thế nào trong hoạt động M&A.

1. Due Diligence là gì?

Due Diligence hay còn được gọi là thẩm định chuyên sâu, đây là mắt xích rất quan trọng trong quy trình thực hiện M&A nhằm giúp nhà đầu tư tìm hiểu về doanh nghiệp hoặc dự án mục tiêu trước khi đầu tư hoặc rót vốn. Thực hiện thẩm định chuyên sâu sẽ giúp nhà đầu tư (người mua) xác định tiềm năng phát triển, nhận diện những rủi ro của doanh nghiệp mục tiêu.

2. Vai trò của Due Diligence trong hoạt động M&A

Quy trình thực hiện một thương vụ M&A (Mergers and Acquisitions – Mua bán và Sáp nhập) thường mất nhiều thời gian và có nhiều bước công việc cần thực hiện. Thông thường, quá trình này kéo dài từ 6 tháng đến vài năm tùy vào quy mô và loại hình doanh nghiệp cụ thể.

Các công việc cần làm khi thực hiện hoạt động M&A như: 1. Xác định mục tiêu và chiến lược M&A >>> 2. Tìm kiếm và lựa chọn đối tác >>> 3. Thẩm định chuyên sâu (Due Diligence) (tài chính, pháp lý, hoạt động và thương mại) >>> 4. Đàm phán và ký kết hợp đồng >>> 5. Phê duyệt từ cơ quan quản lý (nếu cần) >>> 6. Thực hiện giao dịch (chuyển nhượng tài sản, cổ phần, và các quyền lợi khác) >>> 7. Hậu M&A (Post-Merger Integration) (hợp nhất kế toán, nhân sự, văn hóa, cấu trúc quản trị, quy trình vận hành, hệ thống kiểm soát nội bộ,…)

Due Diligence là một khâu có vai trò cực kỳ quan trọng trong các thương vụ M&A. Nếu thẩm định, khảo sát chính xác thì doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư chuẩn, hiệu quả. Trước khi quyết định rót vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng, thẩm định về các hoạt động của công ty, số liệu báo cáo. Tại Việt Nam hiện nay, có những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có hoạt động tài chính, kế toán hợp lý và rõ ràng, chính vì vậy việc thẩm định giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan. Thời gian để hoàn thành công việc này thường khoảng một tháng tùy quy mô.

3. Các loại Due Diligence

  • Thẩm định tài chính (Financial Due Diligence)
  • Thẩm định thương mại (Commercial Due Diligence)
  • Thẩm định pháp lý (Legal Due Diligence)
  • Thẩm định thuế (Tax Due Diligence)
  • Thẩm định hoạt động (Operational Due Diligence)

4. Quy trình thực hiện Due Diligence

Thông thường, quy trình thực hiện Due Diligence gồm 6 bước:

Bước 1: Xác định phạm vi và mục tiêu của việc thẩm định

Bước 2: Thu thập thông tin liên quan đến cuộc thẩm định

Bước 3: Phân tích thông tin đã thu thập được ở bước 2 để hiểu biết về doanh nghiệp mục tiêu

Bước 4: Đánh giá các rủi ro liên quan đến giao dịch và doanh nghiệp mục tiêu

Bước 5: Thực hiện công việc thẩm định chuyên sâu tại thực địa

Bước 6: Lập báo cáo thẩm định, trong đó nêu rõ những phát hiện, đánh giá ảnh hưởng, và khuyến nghị của người thực hiện thẩm định để giúp nhà đầu tư có thêm thông tin, cở sở ra quyết định chính thức.

Quý vị có thể tải và đọc tài liệu đầy đủ về nội dung chia sẻ tuần Tại đây!

Nếu Quý vị có thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về các dịch vụ tư vấn M&A, huy động vốn hay thực hiện Due Diligence vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin Tại đây!

Trân trọng,

Trả lời